Thiếu cái gì nhỉ?
Sưu tầm
Một cậu học sinh chuẩn bị bước vào phòng thi, nói lẩm nhẩm:
Sắp vào thi rồi, mình cứ cảm thấy mình thiếu cái gì đó. Compa, bút bi, bút chì, thước kẻ... còn cái gì nữa nhỉ?
Bỗng cậu ta reo lên: A... biết rồi! Thiếu kiến thức...
@@ ặc ặc!!!
Nghĩ...
Sưu tầm
Thầy giáo đang giảng bài, bỗng phát hiện một nữ sinh đang ngồi mơ màng nhìn ra cửa sổ. Thầy liền gọi người ngồi bên cạnh cô nàng đứng dậy và hỏi:
- Bạn ấy đang làm gì vậy?
- Thưa thầy, chắc là bạn ấy đang nghĩ về quê hương đấy ạ.
- Sao em biết?
- Vì trong ngăn bàn bạn ấy vẫn còn một quả khế ạ!
!!!
Em đang dối thầy
Sưu tầm
- Em hãy cho thầy biết triệu chứng nguy hiểm và rõ ràng nhất của bệnh tim là gì!
- Dạ thưa thầy, đó là trái tim không ngủ yên ạ.
- Em có nghe thầy hỏi gì không?
- Nếu em nói em vẫn chưa nghe thì thật ra em đang dối thầy...
- @@
Cô làm bố em mất ngủ
Sưu tầm
Cô giáo khiển trách học trò của mình vì tội lười học.
- Em lười học thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố em khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.
- Em không đùa đấy chứ? - Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại - Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.
!!!
Những bài văn "độc" đáo
Sưu tầm
Trong lớp học sinh, sinh viên có những cách giải thích tục ngữ rất "độc đáo", xin được kể ra đây vài ví dụ để mọi người cùng "tham khảo" và "học tập".
- Một bạn viết (chắc là cố tình hài hước): Bà Huyện Thanh Quan là người đầu tiên phát hiện ra đích danh và chỉ ra thái độ hành vi... lén lút của lâm tặc: "Lom khom dưới núi tiều vài chú".
- Một cô bạn giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc nhà cửa thì không cứ đàn ông mà kể cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập hành hạ...".
- Lại có một cậu bạn miền Nam suy nghĩ rất "ngộ nghĩnh" về câu tục ngữ "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" thế này: "Chắc thời xưa, ra ngoài đường mà cười đùa lung tung làm người khác "ngứa mắt" thì sẽ bị tụi nó đục cho phù mỏ, phải uống tới chục thang thuốc bổ may ra mới lại sức được".
- Hay như câu tục ngữ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" lại có người giải thích đầy "sáng tạo" là": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, khi chúng thấy có con ngựa đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hóa"
\
Hậu trường giao lưu sinh viên
Sưu tầm
Hậu trường những cuộc giao lưu kết nghĩa giữa các trường đại học với nhau là những cuộc "đấu đá" hóm hỉnh đầy chất sinh viên:
Trai Bách Khoa như chim anh vũ
Gái Sư Phạm như cành liễu rũ,
Gái Bách Khoa như củ sắn lùi
Trai Sư Phạm như khỉ cụt đuôi,
Chim anh vũ đậu trên cành liễu
Để khỉ cụt đuôi ôm củ sắn lùi!
Đây đúng là giọng điệu của mấy tên Bách Khoa sang tán tỉnh các cô Sư Phạm đây mà. Để thu hút các nàng mấy chàng tự cho mình là "chim anh vũ" và tâng bốc các nàng là "cành liễu". Mấy tên này quả là gian sảo hết mức, không từ một thủ đoạn nào kể cả nói xấu người khác. Ngưòi cao thượng không làm gì để hạ thấp kẻ khác chứ? Gái Bách Khoa và trai Sư Phạm sẽ nghĩ gì khi nghe sự dàn xếp có vẻ "môn đăng hộ đối":
Chim anh vũ đậu trên cành liễu
Để khỉ cụt đuôi ôm củ sắn lùi!
Ơ... ơ... các bác Sư Phạm đâu chả nhẽ chịu nhịn à? Em mà vậy á, đừng hòng. Xem "mấy củ sắn lùi" khoa Anh trả đũa đây này:
Gái khoa Anh như hoa thiên lý
Trai Cơ khí như... khỉ mắc phong!
Đáng đời dám chê "ao nhà lắm rêu", cái đồ mắc phong... long! Mấy anh Cơ khí những tưởng chỉ bận rộn với máy móc, "vai u thịt bắo mồ hôi dầu" mà cũng thơ văn, đáo để ra phết:
Mai này trời nổi cơn dông
Thì hoa thiên lý rớt bên hông máy cày!
Ác quá đấy mấy ông ơi! Trường Bách Khoa mới có khoa Anh mà mấy ông nỡ trù dập người ta vậy sao? Khổ nhất bác học ngành Y. Thiên hạ đang xì xào đầy ra kia kìa:
Em ơi đừng lấy thằng Y
Bẩy năm chờ đợi còn gì là xuân?!
Hic, hic... chẳng phải các cô gái đang sợ ế đó sao? 7 năm chờ các chàng thì có mà lão hoá hết à? Dân Kinh Tế là chúa châm chọc:
Lấy chồng đừng lấy Thú Y
Lúc buồn nó... thiến còn chi là đời?
Eo ơi! Nghe khiếp, hơi quá đáng đấy. Dân Thú Y vội chấn an:
Lấy chồng thì lấy Thú Y
Lấy thằng Kinh Tế... chi li từng đồng!
Đúng rồi, mấy ông Kinh Tế "su-zu-ki" lắm. Lấy ông ấy về khéo mình thành các "khái niệm" hết, đến tiền ăn bánh đúc cũng không có mà ăn ấy chứ! Sinh viên khoa Không lưu - Trường Hàng Không Việt Nam nghe vậy vội lên tiếng:
Em ơi cứ lấy Không Lưu
Sáng anh đi trực, tối về với em!
Nghe có vẻ an toàn và hấp dẫn đấy chứ? Đúng là "thừa nước đục thả câu".
Nhưng... các bác đâu, đối lại đi chứ? Hỡi các chàng sinh viên tài ba... hoa!?!
Ruồi đi qua cũng nghe thấy
Sưu tầm
- Cả lớp phải im lặng sao cho con ruồi đi qua cũng nghe thấy.
Sau mấy phút im lặng, một trò lên tiếng hỏi:
- Thưa cô, sao cô không thả ruồi ra ạ?
Toát mồ hôi hột
Sưu tầm
Một sinh viên y khoa được giáo sư hỏi thi:
- Nếu muốn cho một bệnh nhân toát mồ hôi thì anh phải làm thế nào?
- Em sẽ dùng một loại thuốc phát hãn mạnh ạ.
- Ví dụ?
- Chè nóng, bạc hà...
- Thế nếu những thứ đó không phát huy công hiệu?
- Thì em dùng đến những chất dầu bay hơi nhanh.
- Nếu điều đó chưa đủ?
- Em sẽ dùng crocus - Chàng sinh viên trả lời xong thì quệt những giọt mồi hôi lớn trên trán.
- Thế ngay cả điều ấy vẫn không đủ?
- Em sẽ gửi bệnh nhân đến để thầy hỏi thi.
Thi lại
Sưu tầm
Có 3 anh chàng sinh viên (sv) đi thi lại: 1 người thi lại môn anh, 2 người thi lại môn triết. Khi thi xong 3 chàng gặp nhau:
SV1 (thi lại môn anh): Hừ, học xong từng ấy năm đến bây giờ tao mới biết chữ hello có 2 chữ "l".
SV2 (thi lại môn triết): Thế thì mày vẫn còn hơn tao, đến bây giờ tao mới biết Mac - Enghen không phải là một người!
SV3 (cũng không thua): Thế thì bọn mày vẫn còn hơn tao, học từng ấy năm mà bây giờ tao mới biết Lê Nin và Lê Duẩn không phải là anh em.
Sinh viên tình nguyện
Sưu tầm
Phóng viên hỏi một sinh viên tình nguyện đang hướng dẫn giao thông đợt thi đại học 2012:
- Bạn có nhận xét gì qua chiến dịch này?
- Người vô ý thức luôn dừng xe quá vạch giới hạn, còn người có ý thức luôn dừng trước vạch giới hạn 2 mét.
- Sao lạ vậy?
- Vì còn phải chừa chỗ cho người vô ý thức lùi xe lại sau khi bị cảnh sát tuýt còi chứ.
Làm mất công hỏi
Sưu tầm
Trong giờ học lịch sử, thấy một nhóm học sinh tỏ vẻ không chú ý, thầy giáo bèn yêu cầu một người trong đó trả lời câu hỏi.
- Em ở bên cạnh cửa, chú ý nghe thầy hỏi đây: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông lần thứ hai năm nào?
- Dạ, em không biết.
- Thôi được, thế thì tôi cho em một cơ hội nữa: Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô Đại Cáo" vào thời gian nào?
- Em cũng không biết.
- Thế đấy, vậy tối qua em làm gì hả? Chắc không phải học bài chứ?
- Không, tối qua em đọc "Cười 24H" cả đêm.
- Hay thật đấy anh bạn trẻ ạ! Thế anh có mặt ở đây làm gì hả?
- Để thay bóng đèn điện. Vì em là thợ điện được cử đến đây sửa chữa mà.